So sánh động cơ Isuzu C240 và động cơ Mitsubishi S4S

Hiện nay, có rất nhiều thương hiệu xe nâng dầu được phân phối tại thị trường Việt Nam. Ba bộ phận quan trọng của một chiếc xe nâng dầu đó là động cơ diesel , hệ thống truyền động (hộp số, cầu), hệ thống thủy lực nhưng trong đó bộ phận quan trọng nhất là đồng cơ diesel. Đã từ lâu các dòng động cơ có xuất xứ từ Nhật Bản đã khẳng định được vị trí dẫn đầu về thương hiệu và chất lượng sản phẩm như: Mitsubishi, Isuzu, Komatsu,… Các hãng sản xuất nắm giữ những bí quyết và ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra những dòng sản phẩm mang bản sắc thương hiệu vủa mình. Vậy, các dòng động cơ của các hãng có gì nổi bật, ưu nhược điểm là gì? Hãy cùng so sánh động cơ Isuzu C240 và Mitsubishi S4S lắp trên xe nâng để làm ví dụ so sánh.

So sánh thương hiệu và chất lượng của hai dòng động cơ:

Có lẽ chúng ta cũng từng nghe qua hoặc biết đến thương hiệu Isuzu và Mitsubishi. Hai thương hiệu Nhật Bản này đã phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam và hiện đang là các thương hiệu được tin dùng. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển cùng với công nghệ khoa học kỹ thuật và tinh thần làm việc của người Nhật Bản, các sản phẩm mang thương hiệu Isuzu và Mitsubishi đem đến khách hàng luôn đảm bảo chất lượng, độ bền trong sử dụng và độ an toàn cao.

Có thể kể đến một số loại động cơ Isuzu phổ biến như: động cơ 4BD1, động cơ 4JB1, động cơ 6BD1, động cơ 93, động cơ C240 và một số loại động cơ Mitsubishi như: S4S, S4S-DT, S6S-DT,…

So sánh về đặc tính kỹ thuật:

Trong những thông số cơ bản nhất của một động cơ đốt trong, công suất và mô-men xoắn là hai thông số kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng nhất về mặt “sức mạnh” của một chiếc xe. Hai thông số này quan hệ với nhau một cách chặt chẽ, mỗi thông số thể hiện một đặc tính khác nhau và quyết định tính năng của chiếc xe trong từng điều kiện vận hành cụ thể.

Mô men xoắn động cơ:

Thông thường, khi “nói chuyện” về xe cộ với nhau, người ta hay nói về công suất của động cơ mà ít ai nói về mô-men xoắn bởi họ thường nghĩ rằng mô-men xoắn không có nhiều ý nghĩa cho lắm. Thật ra, mô men xoắn mới chính là thứ “dễ hiểu” và quan trọng hơn khá nhiều so với công suất. Mô men xoắn (đơn vị là Nm hay Kgm) là đại lượng đặc trưng thể hiện lực kéo, sức mạnh của xe. Mô men xoắn lớn nghĩa là xe có khả năng tăng tốc tốt, khả năng kéo, tải nặng cao

Như vậy, quan sát trên biểu đồ ta thấy động cơ Mitsubishi S4S đạt các giá trị mô men xoắn ở bất cứ vòng quay nào cũng lớn hơn động cơ Isuzu C240. Động cơ Mitsubishi S4S đạt mô men xoắn cực đại 177 N.m tại vòng quay 1700 vòng/phút; động cơ Isuzu C240 đạt mô men xoắn cực đại 139 N.m tại vòng quay 1800 vòng/phút. Nói một cách nôm na, động cơ Mitsubishi S4S mạnh mẽ hơn  động cơ Isuzu C240.

Công suất động cơ:

Trong thiết kế của động cơ đốt trong, công suất tượng trưng cho khả năng đạt tốc độ nhanh hay chậm mà không tượng trưng cho lực quay hay sức mạnh của bánh xe. Nói một cách chính xác, công suất tượng trưng tốc độ sinh công, hay dễ hiểu hơn là tốc độ sinh ra mô men xoắn của động cơ. Nếu một chiếc xe có công suất càng lớn, nó có thể đạt được vận tốc rất cao nhưng chưa chắc nó có “sức kéo mạnh”.

Quan sát trên biểu đồ có thể thấy: động cơ Isuzu có công suất tối đa 35.4 kW/2500 vòng/phút cao hơn công suất tối đa của động cơ Mitsubishi S4S 34.4 kW/2250 vòng/phút. Tuy nhiên, ở từng dải tốc độ vòng quay giống nhau, động cơ Mitsubishi S4S luôn đạt mức công suất cao hơn cứng tỏ mức độ sinh công hay ra tăng sức kéo của động cơ Mitsubishi cao hơn động cơ Isuzu C240.

Tùy mục đích công việc mà lựa chọn loại động cơ phù hợp với xe: những loại xe cần động cơ có mô men xoắn lớn là những loại xe công trình như: xe tải, máy xúc, xe nâng; những xe cần có công suất cức đại lớn lớn để phát huy tốc độ như: xe đua, xe thể thao,…

Một động cơ hoàn hảo cho các máy công nghiệp (xe nâng) đạt được các tiêu chí sau:

+ Có mô men xoắn cực đại lớn: cho khả năng tải nặng, sức kéo lớn, tăng tốc nhanh

+ Mô men xoắn cực đại phải đạt được ở vòng tua thấp: tăng tốc nhanh, tải nặng tức thời và tiết kiệm nhiên liệu.

+ Mô men xoắn cực đại phải đạt được tại một dải vòng tua dài: kéo dài khả năng tải nặng và tăng tốc độ của xe

+ Có công suất lớn: đặc trưng cho tốc độ ra tăng sức kéo, tốc độ làm việc cao.

So sánh về đặc tính kinh tế của động cơ:

Tính kinh tế của động cơ được đại diện bởi suất tiêu hao nhiên liệu của động cơ.

Nhật Bản là nước rất nghèo tài nguyên nên các dòng động cơ do Nhật Bản sản xuất mang tinh thần của người Nhật Bản đó là tiết kiệm nhiên liệu. Trong khi các động cơ của các nước cùng chất lượng có suất tiêu hao nhiên liệu vào khoảng 180 – 205 g/kWh thì động cơ Mitsubishi S4S có suất tiêu hao nhiên liệu trung bình 152 g/kW.h trong khi của động cơ Isuzu C240 là 130 g/kW.h. Có được điều đó đòi hỏi độ chính xác và hiệu suất cực cao của động cơ, nó phản ánh trình độ khoa học công nghệ cao cấp của Nhật Bản.

Như vậy, về mặt bằng chung cả hai loại động cơ Mitsubishi S4S và Isuzu C240 đều rất kinh tế nhưng xét một con số tuyệt đối thì động cơ Isuzu C240 kinh tế hơn.

Tóm lại, để lựa chọn một loại động cơ tốt cần biết rõ xuất xứ sản phẩm, chỉ tiêu kỹ thuật máy tốt phù hợp với mục đích sử dụng, tính kinh tế của động cơ cao, ít phải bảo dưỡng sửa chữa.

Để được tư vấn sản phẩm vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Thiết bị Xây dựng Trung Sơn
Địa chỉ: P.608, Tòa nhà CT2B, KĐT Trung Văn, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Phụ trách Kinh Doanh: Mr Quyết
ĐT: 0945.655.986
Email: Xenangkionbaoli@gmail.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *